Tuyến đường trục tây nam Hà Nội dài 41,5 km, đi qua các quận huyện Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên với 8 làn xe, hiện đã hoàn thiện xong giai đoạn 1 và trong năm nay sẽ xong phần còn lại.
23/03/2021

Tuyến đường trục tây nam Hà Nội dài 41,5 km, đi qua các quận huyện Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên với 8 làn xe, hiện đã hoàn thiện xong giai đoạn 1 và trong năm nay sẽ xong phần còn lại.

Với tổng mức đầu tư trên 7.500 tỷ đồng, tuyến đường trục phía tây nam Hà Nội có điểm đầu giao đường Phúc La - Văn Phú (Kiến Hưng, Hà Đông), điểm cuối tiếp giao quốc lộ 1A - đoạn phía dưới cầu Giẽ (Châu Can, Phú Xuyên) được khởi công xây dựng từ năm 2008.

Tuyến đường trục tây nam Hà Nội dài 41,5 km, đi qua các quận huyện Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên với 8 làn xe, hiện đã hoàn thiện xong giai đoạn 1 và trong năm nay sẽ xong phần còn lại.

 

Tuyến đường được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 của dự án dài 19 km, được khởi công năm 2008 với trên 3.700 tỷ đồng và kết thúc cuối năm 2018. Đây được coi là tuyến đường huyết mạch kết nối nội, ngoại thành dài nhất thủ đô, đường chạy song song với các trục Tố Hữu, Quang Trung, Hà Đông, quốc lộ 6.

Với chiều rộng 40 m, đường được thiết kế mỗi bên có 4 làn xe chạy, 3 làn ôtô và một làn xe máy. Dự án chạy qua 23 xã, phường thuộc các quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa, huyện Phú Xuyên.

Trên 20 km hoàn thiện, có khoảng một nửa tuyến đường từ Hà Đông đến Thanh Oai, khu vực có các khu đô thị được thiết kế mỗi bên 4 làn xe và có hệ thống vỉa hè, từ Thanh Oai đến Phú Xuyên đường mỗi bên có 3 làn xe và không có vỉa hè. Hai bên tuyến đường thuộc khu vực này phần lớn là đồng ruộng.

Con đường đầy ‘nên thơ’

Không chỉ là tuyến đường lớn để giúp lưu dòng xe cộ giữa khu vực nội và ngoài thành Thủ đô, trên tuyến đường, 2 mặt giáp đường của hệ thống dải phân cách giữa được bố trí cây xanh cao 4-5 m. Nhiều đoạn được trồng hoa giấy với nhiều màu sắc. Đường được thiết kế 4 làn xe, trong khu vực đô thị các phương tiện được chạy tốc độ tối đa 60 km/h.

Tuyến đường trục được xây dựng theo hợp động BT, đổi đất lấy hạ tầng. Để đổi lấy hạ tầng là tuyến đường hiện hữu, Hà Nội bố trí hàng chục hecta đất hai bên đường cho chủ đầu tư. Hiện nay nhiều khu đô thị với các tòa chung cư, biệt thự liền kề mọc lên hai ven đường. Vỉa hè tuyến đường rộng khoảng 7 m được lát gạch đỏ, không có làn dành cho xe lăn, người khuyết tật.

Tại một nút giao chạy qua khu đô thị Thanh Hà trên tuyến đường. Trên 20km đường của giai đoạn 1 đã hoàn thành có tới hơn chục nút giao lớn nhỏ được thiết kế hoàn thiện. Ngoài kết nối 4 quận, trục tây nam thủ đô còn kết nối các huyện khác như Thường Tín và sau giai đoạn 2 sẽ kết nối ra quốc lộ 1A cũ.

Hiện nay đoạn thi công dang dở của dự án nằm ở xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên. Dự kiến trong năm nay, giai đoạn 2 của dự án sẽ được chủ đầu tư thi công 21,6 km còn lại nối quốc lộ 1A , với tổng mức đầu tư dự kiến trên 3.800 tỷ đồng.

Tại đây đường được đổ đất, hoàn thiện một phần dải phân cách và tập kết hàng loạt vật liệu xây dựng. Do là tuyến đường cụt nên chưa thu hút nhiều phương tiện qua lại. Phần lớn tuyến đường với khoảng 10 km chạy qua cánh đồng, cách xa các ngôi làng từ 100 đến vài trăm mét.

Báo giá nhà ở đô thị Thanh Hà Mường Thanh - Cienco 5