Đường trục phía Nam Hà Nội có tác động thế nào tới thủ đô và khu vực lân cận
22/03/2017

Đường trục phía Nam Hà Nội có tác động thế nào tới thủ đô và khu vực lân cận

Đường trục phía Nam Hà Nội là tuyến đường trọng điểm của thủ đô Hà Nội, đi xuyên qua khu đô thị Thanh Hà. Có kết nối với tỉnh Hà Nam, Ninh Bình với chủ trương nâng cấp thành một tuyến quốc lộ từ Mỹ Đình ( Hà Nội) – Thị trấn Ba Sao ( Kim Bảng – Hà Nam) – Bái Đính ( Ninh Bình). Tuyến đường này nối trung tâm Hà Nội ( Đống Đa) đi các quận phía Nam như Thanh Xuân, Hà Đông, các huyện như Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức của Hà Nội qua tỉnh Hà Nam tới Ninh Bình.

Hiện nay tuyến đường trục phía Nam đoạn qua huyện Ứng Hòa và Huyện Mỹ Đức đang được xây dựng nên việc thông tuyến từ trung tâm Hà Nội đi tạm thời đổi sang trục phía Đông – tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ -Ninh Bình tại huyện Phú Xuyên.

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2007, khi tỉnh Hà Tây chưa được sáp nhập về Hà Nội, dự án đường trục phía Nam được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của dự án là xây dựng tuyến đường nối từ trung tâm tỉnh lỵ Hà Đông đi xuyên qua các huyện để giảm tải cho tuyến đường quốc lộ 21B, phục vụ nhu cầu của người dân một cách thuận tiện nhất.

Năm 2008, khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội thì tuyến đường trục này cần kết nối với trung tâm thủ đô, cụ thể là tuyến đường nối từ Ga Hà Nội đến Kiến Hưng với việc đầu tư đường Tôn Thất Tùng kéo dài và nâng cấp các tuyến đường hiện trạng trong nội đô. Tuyến thành bấy giờ lại có tên gọi là dự án đường trục phát triển kinh tế, xã hội phía Nam Hà Nội và có thêm đoạn từ Ga Hà Nội đến Kiến Hưng.

Đến năm 2011, tại các văn bản số 566/UBND-VP4 ngày 30/11/2011 của UBND Tỉnh Ninh Bình và tờ trình số 1687/TTr-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Hà Nam, hai tỉnh này để nghị thành phố Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ Tướng Chính Phủ cho phép tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thủ Đô Hà Nội đầu tư tuyến đường từ Bái Đính đi Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội ( Hà Nội làm đoạn từ Chùa Hương đến Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia) bằng hình thức đổi đất lấy hạ tầng hoặc kinh phí thực hiện lấy từ nguồn thu việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch.

Năm 2013, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất xây đường cao tốc từ Hà Nội đi Bái Đính có tổng chiều dài 91,5 Km, được thiết kế theo tiêu chuẩn ô tô cấp 2 với 4 làn xe, tốc độ tối đa 100 Km/h.

Dự kiến năm 2020 sẽ thông xe toàn tuyến : Mỹ Đình – Vành Đai 3 – Kiến Hưng- Ba Sao (Hà Nam) – Bái Đính.

Các khu vực mà tuyến đường trục phía Nam đi qua

Tuyến Kiến Hưng – Kim Giang – Lê Trọng Tấn – Tôn Thất Tùng – Phạm Ngọc Thạch – Ga Hà Nội là tuyến đường trên cao. Theo quy hoạch , cấp hạng đường được xác định là đường khu vực nối với mặt cắt là đường rộng 30m, phần đường cho xe chạy rộng 15m với 4 làn xe. Đường Tôn Thất Tùng kéo dài đang được nghiên cứu xây dựng.

Công trường thi công đường trục phía Nam Hà Nội khu vực cạnh khu đô thị tổng cục 5

(Ảnh: dothithanhha.net)


Đoạn Kiến Hưng – Cầu Giẽ được khởi công từ tháng 4-2008 và thời gian theo kế hoạch dự kiến là 60 tháng. Đây là dự án được triển khai theo hình thức BT do tổng công ty xây dựng công trình xây dựng công trình giao thông ( Cienco 5) làm chủ đầu tư và doanh nghiệp triển khai là Cienco 5 Land. Dự án có chiều dài gần 42 km, mặt cắt ngang rộng 40m, tốc độ thiết kế 60 km/h. Tổng mức đầu tư hơn 5000 tỷ đồng.

Để hoàn vốn cho dự án, chủ đầu tư được đối ứng 3 khu đô thị: khu đô thị Thanh Hà A, khu đô thị Thanh Hà B và khu đô thị Mỹ Hưng.

Góc nhìn từ công trường thi công đường trục phía Nam Hà Nội - nhìn về phía khu đô thị Xa La

(Ảnh: dothithanhha.net)


Đường Ứng Hòa –Mỹ Đức
: Tuyến đường nối đường Bái Đính – Ba Sao với đường trục phía Nam, có vị trí điểm đầu tại nút giao với đường trục phía Nam ( thuộc huyện Ứng Hòa) và điểm cuối tại nút giao với đường Bái Đính –Ba Sao ( thuộc huyện Mỹ Đức). Tổng chiều dài tuyến này khoảng 14 km, là đường cấp II đồng bằng với 4 làn xe, là một đoạn của tuyến đường kết nối mạng lưới giao thông khu vực phía nam của thành phố Hà Nội, giảm tải cho QL 21A và 1A.

Đường Ba Sao – Bái Đính: Phần lớn tuyến đường trục phía Nam Hà Nội và tuyến kéo dài của nó qua Hà Nam, Ninh Bình thuộc tuyến Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính. Sau khi xây dựng sẽ trở thành tuyến đường song song với quốc lộ 1A hướng Hà Nội – Ninh Bình với quy mô đường cấp 2 với 4 làn xe, tổng chiều dài 78 km.

Góc nhìn về phía khu đô thị Kim Văn Kim Lũ - công trình thi công đường trục phía Nam Hà Nội

(Ảnh: dothithanhha.net)


Dự án tuyến đường trục Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính là một dự án giao thông phục vụ du lịch, dự án này nối các điểm du lịch từ Hà Nội tới Ninh Bình như trung tâm Hà Nội, Chùa Hương, Tam Chúc - Ba Sao, Vân Long, Chùa Bái Đính, Ninh Bình.

Theo thông tin mới mà DOTHITHANHHA.NET nhận được sáng sớm ngày 25/03/2017 thì tuyến đường trục phía Nam Hà Nội, có mặt đường rộng 60m, đoạn Nguyễn Xiển - Xa La sẽ chuẩn bị thông xe trong tương lai gần. Mời quý khách theo dõi hình ảnh mới nhất từ công trường thi công đường trục phía Nam

Tiến độ đường trục phía Nam Hà Nội

Công trường thi công đường trục phía Nam Hà Nội đoạn Nguyễn Xiển - Xa la. Bên cạnh là Shophouse Bitexco


Shophouse Bitexco được quy hoạch cạnh mặt đường 60m của đường trục phía Nam Hà Nội sẽ là một lựa chọn đầu tư không thể tốt hơn cho quý khách.

Đường trục phía Nam Hà Nội sắp thông xe

Cảnh thi công khẩn trương, gấp rút tại công trường xây dựng đường trục 60m phía Nam Hà Nội

 

Theo CTV Dothithanhha.net

Báo giá nhà ở đô thị Thanh Hà Mường Thanh - Cienco 5